Bài viết không đơn giản giới thiệu về cách chế biến một món ăn mà còn giới thiệu cả một văn hóa ẩm thực.
Nhiều người nghe nói Sứa thì e ngại sợ dị ứng. Có điều, sứa ăn khác với sứa mà chúng ta bị dị ứng. Và Nộm Sứa ở Đồ Sơn là một món ăn rất ngon, đến Đồ Sơn dịp đầu hè xin đừng bỏ qua món Nộm Sứa.
Tháng 5, kết thúc mùa khai thác Sứa của ngư dân và cũng là bắt đầu cho các món ăn từ Sứa tươi. Người dân Đồ Sơn ăn Sứa muối từ rất lâu nhưng mấy năm trở lại đây, Sứa biển lên ngôi là nhờ Trung Quốc mua toàn bộ để làm món đặc sản cho các nhà hàng bên họ.
Sau đó, sứa thường được ngâm nước muối phèn vài lần để giảm thủy phần và làm thân sứa giòn, giữ được nước mà không bị teo tóp trước khi đóng thùng và xuất khẩu hoặc đem bán ra chợ. Trong dân gian thường ngâm sứa với nước có chất chát tanin (như nước lá lăng, vỏ sú vẹt, củ nâu, nước lá ổi) để tránh cho sứa bị tan vữa, cũng với dụng ý tương tự như quy cách ngâm phèn nói trên. Riêng người dân Đồ Sơn thì sử dụng loại lá gọi là lá men sứa. Người dân cho biết loại lá này có tác dụng chữa bệnh đường ruột, vì vậy người ăn sứa không sợ bị đau bụng.
Nộm Sứa, món ăn ưa thích của người dân Đồ Sơn nhưng lại mới mẻ với rất nhiều người.
Nhiều người nghe nói Sứa thì e ngại sợ dị ứng. Có điều, sứa ăn khác với sứa mà chúng ta bị dị ứng. Và Nộm Sứa ở Đồ Sơn là một món ăn rất ngon, đến Đồ Sơn dịp đầu hè xin đừng bỏ qua món Nộm Sứa.
Tháng 5, kết thúc mùa khai thác Sứa của ngư dân và cũng là bắt đầu cho các món ăn từ Sứa tươi. Người dân Đồ Sơn ăn Sứa muối từ rất lâu nhưng mấy năm trở lại đây, Sứa biển lên ngôi là nhờ Trung Quốc mua toàn bộ để làm món đặc sản cho các nhà hàng bên họ.
Sứa khi bắt, vớt ở biển lên được rửa sạch, mổ, loại hết chất độc có trong các trâm ban có thể gây ngứa rát, cắt miếng, rửa cho hết nhớt.
Sau đó, sứa thường được ngâm nước muối phèn vài lần để giảm thủy phần và làm thân sứa giòn, giữ được nước mà không bị teo tóp trước khi đóng thùng và xuất khẩu hoặc đem bán ra chợ. Trong dân gian thường ngâm sứa với nước có chất chát tanin (như nước lá lăng, vỏ sú vẹt, củ nâu, nước lá ổi) để tránh cho sứa bị tan vữa, cũng với dụng ý tương tự như quy cách ngâm phèn nói trên. Riêng người dân Đồ Sơn thì sử dụng loại lá gọi là lá men sứa. Người dân cho biết loại lá này có tác dụng chữa bệnh đường ruột, vì vậy người ăn sứa không sợ bị đau bụng.
Trong quy trình sơ chế, sứa được cắt miếng, phân loại thành sứa tai (dân Đồ Sơn gọi là Sứa Óc) và sứa chân. Sứa tai có hình gần giống hình nấm hay hình chuông, trong suốt, mọng nước và mập căng, ngả mầu xanh dương. Sứa chân là phần tua phía dưới có dạng sợi dai, hơn trắng đục, giòn như gân, sụn. Sứa chân ngon hơn sứa tai nên giá bán cũng đắt hơn. Trong thực tế món nộm có thể làm bằng sứa tai hoặc sứa chân, tuy nhiên, do sứa tai nhiều nước nên làm nộm khó hơn, phức tạp hơn một chút và do đó cũng ít phổ biến hơn. Theo người dân địa phương, người TQ thích sứa tai còn người Việt Nam thích ăn sứa chân.
Tuy nhiên, với kỹ thuật chế biến Sứa dân gian của ta, sứa không thể bảo quản lâu & vận chuyển xa lại không thể khử hết mùi… nên chỉ có thể làm món ăn địa phương.
Sứa có 2 loại, sứa trắng và sứa đỏ. Sứa đỏ giòn, ngon và đắt hơn sứa trắng.
Sứa chế biến đạt yêu cầu là không còn mùi lạ nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng, phẩm chất sứa, sứa có thể đóng thùng vận chuyển xa và để lâu mà không bị vữa, hỏng.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã nhận xét